Món Việt lên bàn ăn thế giới
Cô Lan dạy vật lý lớp chuyên văn của tôi ngày ấy thật sự rất đẹp, đẹp lắm ấy. Hồi đấy cô để tóc hơi xoăn, hôm thì cô để xõa xuống vai, đung đưa theo bước đi; hôm thì cô quấn tóc lên. Cổ cô trắng, đẹp.Tôi nhớ cô trang điểm nhẹ nhàng, nhìn rất tươi, lúc nào mắt cô cũng cười. Cô thường đi giày cao gót cỡ 10 cm mà toàn gót nhọn. Suốt mấy năm cấp 3, cô là cô giáo đẹp nhất trong mắt tôi.Khi cô mở lớp dạy nhảy ở trường, 1/3 lớp tôi rủ nhau đi học mỗi tuần 3 buổi chiều. Vì nhiều lý do, tôi và nhiều bạn không thể đi học nhảy ở lớp của cô, nhưng đám bạn tôi chơi thân đều đi học. Thế là vào mỗi giờ ra chơi, chúng tôi dạy lại nhau.Này là điệu foxtrot, quickstep chân phải nhanh như máy khâu… Này là điệu rock-and-roll tay xoay đều đẩy nhau xoay tròn… Này là điệu valse dặt dìu êm ái… Lớp toàn con gái ư? Không sao, có mấy đứa học bước chân nam, rồi chỉ cho mấy đứa khác. Không cần bật nhạc, chúng tôi thay nhau đếm nhịp: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Hai, hai, ba, bốn, năm, sáu… Vui vẻ quên luôn cả thời gian.Rồi chuông vào lớp reo lên, chúng tôi giật mình khựng lại khi tiếng cô Lan vang lên ngoài cửa lớp: "Mấy đứa làm gì đấy? Học nhảy hả?". Cứ ngỡ cô sẽ trách móc gì đó, ai nấy chạy cuống lên về chỗ ngồi giả vờ nghiêm túc chuẩn bị học. Ngờ đâu cô gọi giật một bạn lại, rồi thong thả để cặp tài liệu đựng giáo án lên bàn giáo viên, lại thong thả bước xuống khỏi bục giảng đứng cạnh cô bạn đó. Cả lớp ngỡ ngàng khi cô bắt đầu tự mình hướng dẫn lại bước nhảy khi nãy của cô bạn nọ. Cứ thế, hai cô trò làm mẫu đủ các bước nhảy cơ bản của điệu valse trước lớp.Tất nhiên hôm ấy chúng tôi không học đủ thời lượng tiết học. Nhưng có hề gì, cô giáo hứa lần sau học bù, học đuổi, mà kịp thời gian thì sẽ lại hướng dẫn thêm một điệu nhảy nữa. Các khái niệm cơ bản về khiêu vũ của chúng tôi được mở đầu như thế, song song với các khái niệm vật lý khô khan.Cuối năm học lớp 12, khi chuẩn bị hồ sơ du học, tôi gặp cô để xin thư giới thiệu. Tính tôi nhát nên lúng túng, cô trêu tôi "học chùa" mấy điệu nhảy của cô mãi rồi còn gì. Rồi cô hẹn ngày đưa tôi tờ giấy cô nắn nót viết và ký tên, kèm theo lời dặn "đi sang Tây học thì nhớ học nhảy lại nhé, em có năng khiếu lắm đó". Những ngày học ở Pháp, bạn bè cùng xúm lại kể chuyện trường Ams, nhiều bạn trường khác đều ngạc nhiên vì sao chúng tôi có nhiều hoạt động vui thế, trong đó có học nhảy.Về sau, tôi cũng học khiêu vũ lại, học chung với một Amser mà sau này cùng tôi về chung một nhà. Thêm nhiều kỷ niệm đẹp và thơ, nhưng lâu lâu tôi vẫn nhớ về những bước nhảy đầu tiên tôi học từ cô giáo xinh đẹp mang tên một loài hoa duyên dáng hồi ấy, lòng thầm cảm ơn cô đã khiến cho những tháng năm học trò của chúng tôi tràn đầy niềm vui.Tôi mê nhảy từ rất lâu, mê đến mức nằm mơ cũng thấy việc đi học nhảy. Sau đó, tôi đi học nhảy với thầy Hiếu cua-rơ, thầy dạy thuần cổ điển. Tôi học được 9 tháng thì bắt đầu đi dạy nhảy lớp đầu tiên ở trường Hà Nội Amsterdam. Lúc đó là năm 1992.Việc tôi dạy nhảy cho học sinh trong trường cũng có người muốn cấm. Nhưng tôi đam mê nên không từ bỏ. Tôi dạy trên lớp học, dạy ở hành lang, dạy ở đường đi ra nhà tập thể thao… Thời điểm dạy ở trường, phải đợi các thầy cô bố trí xong các lớp học, còn phòng nào trống thì các bạn khiêu vũ lẳng lặng vào, im như cá vì bị kẹp giữa hai lớp học ở hai bên. Khó khăn là thế, khổ là thế mà các bạn ấy vẫn quyết tâm để học thì phải biết nhu cầu của học sinh lúc đó về khiêu vũ lớn như thế nào.Cô Nguyễn Thị Lan (giáo viên môn vật lý, Trường Hà Nội - Amsterdam)Nữ sinh tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, có thể giao tiếp bằng 5 thứ tiếng
Chiều 12.1, sau chiến thắng trước đội bóng ĐH Duy Tân ở trận play-off bảng B (vòng loại Duyên hải miền Trung), giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, cầu thủ "bác sĩ tương lai" Trần Kỳ Đức Thái đội ĐH Huế đã tức tốc trở về TP.Huế để kịp thi kết thúc môn khoa học công cộng.Sau chiến thắng sát sao 1 – 0 trước đội bóng ĐH Duy Tân, cầu thủ Trần Kỳ Đức Thái đã có những chia sẻ khá thú vị với PV Thanh Niên. Đức Thái hiện đang là sinh viên năm thứ 5 ngành Răng – hàm – mặt (Trường ĐH Y Dược Huế - ĐH Huế) nên lịch học của Thái dày đặc. "Lịch học khá căng và nhằm ngày thi nhưng em đã được sự hỗ trợ của thầy cô cho dời lịch thi nên em mới có thể tham gia cùng đội bóng đến TP.Đà Nẵng thi đấu. Lần đầu tiên tham gia cùng đội bóng, em rất vui nhưng cũng hồi hộp", Thái nói.Đáng chú ý, với lịch thi kết thúc môn cận kề, ngay sau khi đá trận play-off, cầu thứ số 17 đội ĐH Huế đã về TP.Huế để ngày mai (13.1) có thể tham gia kỳ thi."Khi cùng độ bóng vào TP.Đà Nẵng tham gia giải, em cũng mang theo sách vở để ôn tập. Ngoài những lúc thi đấu, lúc ở khách sạn, em tranh thủ học bài. Góp sức mình cùng đội tuyển giành được chiếc vé vào chơi vòng chung kết, em cũng sẽ cố gắng để đạt kết quả cao ở kỳ thi tới", cầu thủ Đức Thái nói.Đến với giải đấu và khoác lên mình màu áo của ĐH Huế, Đức Thái cũng muốn cho khán giả thấy những sinh viên y dược dù lịch học thực tập dày đặc nhưng vẫn yêu thể thao và chăm chỉ rèn luyện sức khỏe. "Khi vào vòng chung kết tại TP.HCM có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp việc học và đá bóng. Tuy nhiên, nếu được nhà trường hỗ trợ cho việc học, em sẽ chiến đấu hết mình để mang lại thành tích tốt nhất cho đội tuyển", Đức Thái nói thêm.Trong trận play-off đầy kịch tính trước đội bóng ĐH Duy Tân, "bác sĩ tương lai" Trần Kỳ Đức Thái" đã có 2 pha va chạm với cầu thủ đội bạn và chấn thương ở cổ tay trái, vùng đầu."Lúc bị chấn thương, bằng những kiến thức ngành y được học, em thấy mình vẫn ổn và hoàn toàn có thể thi đấu được. Với chấn thương ở cổ tay trái, nhiều khả năng là bị trật khớp, chườm đá ít hôm sẽ khỏi", Đức Thái chia sẻ.Chiều 12.1, đội ĐH Huế đã có chiến thắng kịch tính 1-0 trước đội ĐH Duy Tân bởi pha lập công của cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng (số 10). Qua đó, nhà vô địch mùa giải 2023 - ĐH Huế - chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn quốc (diễn ra vào tháng 3.2025 tại TP.HCM).
Đỉnh cao “Cung đấu”: Kỳ Nữ Hoàng Cung 2 chính thức ra mắt
Chiều 12.2, Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương đã chủ trì tiếp xã giao ông Lutfor Rahman, Đại sứ Cộng hòa nhân dân Bangladesh tại Việt Nam.Tại buổi tiếp, anh Ngô Văn Cương nhấn mạnh về mối quan hệ giữa Việt Nam - Bangladesh qua 52 năm thiết lập và phát triển (11.2.1973 -11.2.2025).Theo anh Ngô Văn Cương, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Bangladesh trong nửa thế kỷ qua liên tục được củng cố, phát triển và ngày càng sâu sắc hơn trên tất cả các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và giao lưu nhân dân. Đồng thời, anh Cương cho rằng thanh niên hai nước cần tiếp tục làm hết sức mình để góp phần vun đắp và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước.Nhân dịp này, anh Ngô Văn Cương mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ có những nội dung hợp tác, nhằm đóng góp vào sự phát triển và quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai nước. Trong đó, hai bên nghiên cứu, phối hợp tổ chức các chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa, trao đổi đoàn công tác giữa hai nước; tổ chức các trại hè, hội thảo, diễn đàn thanh niên quốc tế nhằm tăng cường hiểu biết về văn hóa, lịch sử và kinh nghiệm trong công tác thanh thiếu nhi của hai quốc gia. Hai bên phối hợp thực hiện các dự án bảo trợ xã hội, tổ chức các chương trình tình nguyện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh tế, giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thanh thiếu nhi khuyết tật, trẻ em mồ côi tại Việt Nam cũng như tại Bangladesh…Tại buổi gặp, ông Lutfor Rahman đánh giá cao mối quan hệ giữa hai nước và mong muốn tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai bên. Ông Lutfor Rahman cho biết, Chính phủ Bangladesh rất coi trọng công tác thanh niên, luôn tin tưởng thanh niên tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cho đất nước và đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hòa bình, phát triển và đấu tranh cho công bằng xã hội.Dịp này, ông Lutfor Rahman đề xuất hai bên giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao. T.Ư Đoàn và Tổng cục công tác phát triển thanh niên thuộc Chính phủ Bangladesh có thể ký thỏa thuận hợp tác để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.Trao đổi về đề xuất này, anh Ngô Văn Cương cho biết, đây là những nội dung phù hợp với thanh niên hai nước và mong rằng Đại sứ quán Bangladesh sớm có văn bản chính thức để hai bên cùng triển khai.Anh Ngô Văn Cương một lần nữa khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa thanh niên và nhân dân hai nước Việt Nam - Bangladesh, cũng như sẵn sàng kết nối, mở rộng hợp tác giữa hai nước và thanh niên hai nước.
Chiều 3.2, Chỉ huy Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, thuộc Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vừa lập biên bản xử phạt một tài xế dừng ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai để trải chiếu cho cả nhà ngồi ăn cơm.Theo Chỉ huy Đội 1, vụ việc xảy ra vào khoảng 11 giờ 25 ngày 3.2. Thời điểm đó, Tổ công tác của Đội 1 tuần tra kiểm soát trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát hiện xe ô tô mang biển số 14A - 797.XX dừng, đỗ trái quy định tại Km133+400, đoạn thuộc địa bàn H.Trấn Yên (Yên Bái), hướng Lào Cai - Hà Nội. Quá trình kiểm tra, Tổ CSGT tiếp tục phát hiện có 4 người đang trải chiếu ngồi ăn cơm bên lề cao tốc.Trình bày với CSGT, ông V.A.T (45 tuổi, trú H.Mê Linh, Hà Nội) cho biết do tiện đường nên ông đã cho người nhà xuống xe để trải chiếu ăn cơm ở cao tốc.Tổ công tác thuộc Đội 1 đã tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của hành vi này và lập biên bản xử phạt tài xế V.A.T với lỗi dừng, đỗ xe trái phép trên cao tốc.Theo Chỉ huy Đội 1, với lỗi này, ông T. sẽ bị xử phạt 13 triệu đồng và bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.
Về Đồng Tháp ăn thịt chuột cống nhum quay lu
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ hai ngày 20.1.2025.KQXS TP.HCM, Đồng Tháp, Cà Mau, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên...ngày 20.1.2025 ngày 20.1.2025 Ký hiệu trúng đặc biệt: Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.